Thật khó để tìm lại những hương vị Tết ngày xưa khi mà cuộc sống đã có quá nhiều thay đổi, nhưng nếu biết cách, ta vẫn có thể cảm nhận Tết xưa qua Tết nay từ những điều đơn sơ, bình dị.
Pháo
Nhắc tới Tết của một Hà Nội xưa, những con người hoài cổ sẽ không thể không nhắc đến “pháo”. Không phải pháo hoa rực rỡ, mà là những tràng pháo dây nổ “đì đùng” rộn ràng cả một góc phố.
Đặc biệt hơn vào thời khắc giao thừa, nhà nhà cùng châm pháo tạo nên những tiếng nổ lớn, trẻ con bịt tai chạy từ nhà này qua nhà khác, nghịch xác pháo màu hồng tím rơi đầy khắp sân. Khói mịt mù, mùi pháo đặc trưng len lỏi khắp mọi nẻo đường.
Pháo dây bắt đầu bị cấm từ năm 1995. Những kí ức đó có lẽ sẽ không bao giờ tìm lại được, khi nó đã được thay thế bởi những chương trình bắn pháo hoa được tổ chức ở những địa điểm khác nhau trong thành phố.
Nhưng vào thời khắc chuyển giao sang nắm mới, nghe tiếng pháo hoa và hồi tưởng lại quãng thời gian đã qua, ta sẽ cảm nhận được Tết xưa vẫn còn đâu đó trong tim mỗi người.
Bánh chưng
Hà Nội xưa, buổi sáng sớm những ngày giáp Tết, người ta sẽ thấy các bà, các chị, các mẹ dậy sớm đãi đỗ, rửa lá dong để rồi sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng ngồi quây quần bên nhau gói bánh, luộc bánh và trò chuyện về một năm qua đã có những chuyện vui gì.
Bên nồi luộc bập bùng lửa cháy, chờ bánh sôi, tình cảm gia đình, và đôi lúc, là hàng xóm “tối lửa tắt đèn” dường như cũng trở nên “ấm” lại.
Ngày nay, với cuộc sống bộn bề, hối hả, người Hà Nội có ít thời gian để chuẩn bị cho Tết. Thế nên người ta đến siêu thị, hay những cửa hàng gia truyền có tiếng trong thành phố để đặt mua cho đỡ mất thời gian.
Những hình ảnh quây quần bên nồi bánh, vì thế, mà cũng ít đi, nhưng không phải là không có. Đây đó, vẫn còn những gia đình duy trì nếp truyền thống tốt đẹp đó. Bởi với họ, bánh chưng chỉ là thứ tượng trưng, quan trọng hơn cả là việc cả nhà được quây quần ấm áp, trò chuyện vui vẻ với nhau trong những ngày cuối năm, giáp Tết.
Ông đồ
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
Bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên chắc chắn sẽ làm người Hà Nội phải nhớ về cái Tết của những năm 80, 90. Khoảng thời gian đó, phố Hàng Bồ lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp người đến mua chữ từ các ông đồ. Sở dĩ, có cái tên là phố Hàng Bồ, bởi phố này xưa kia người ta thường bán những bồ đan bằng cót và các ông đồ viết sẵn chữ đựng vào trong đó, gọi là “bồ chữ”, ai mua lấy ra bán.
Theo thời gian, phong tục này cũng dần bị mai một. Giờ chỉ còn thấy lác đác bóng dáng những ông đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày đầu năm, khi người ta đi du xuân, mua chữ. “Những người muôn năm cũ” vẫn còn đó để lưu giữ hồn xuân xưa giữa dòng đời đã có nhiều thay đổi.
Mứt Tết
Người Hà Nội xưa có thể thiếu bất cứ thứ gì, nhưng không thể thiếu mứt để tiếp khách mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mứt là món khai vị, làm cho những cuộc gặp gỡ đầu năm thêm nhiều hương vị cảm xúc.
Hộp mứt ngày xưa bằng giấy các-tông mỏng, trang trí đơn giản. Theo thời gian, mứt được làm “công nghiệp” hơn khiến cho những con người hoài cổ cứ mải miết đi tìm một hương vị truyền thống, đậm chất Hà Thành.
Là một thương hiệu có lịch sử hơn 50 năm, Bánh mứt kẹo Hà Nội luôn trân trọng, gìn giữ và nâng niu những giá trị tinh thần xưa cũ, mang đến cho người dân Thủ đô những hương vị truyền thồng tinh túy của Tết Hà Nội xưa trong một diện mạo mới mẻ và hiện đại. Để Tết xưa luôn còn mãi trong Tết nay, để những khoảnh khắc sum vầy, gặp gỡ đầu năm thêm nhiều cảm xúc.
Pháo
Nhắc tới Tết của một Hà Nội xưa, những con người hoài cổ sẽ không thể không nhắc đến “pháo”. Không phải pháo hoa rực rỡ, mà là những tràng pháo dây nổ “đì đùng” rộn ràng cả một góc phố.
Đặc biệt hơn vào thời khắc giao thừa, nhà nhà cùng châm pháo tạo nên những tiếng nổ lớn, trẻ con bịt tai chạy từ nhà này qua nhà khác, nghịch xác pháo màu hồng tím rơi đầy khắp sân. Khói mịt mù, mùi pháo đặc trưng len lỏi khắp mọi nẻo đường.
Pháo dây bắt đầu bị cấm từ năm 1995. Những kí ức đó có lẽ sẽ không bao giờ tìm lại được, khi nó đã được thay thế bởi những chương trình bắn pháo hoa được tổ chức ở những địa điểm khác nhau trong thành phố.
Nhưng vào thời khắc chuyển giao sang nắm mới, nghe tiếng pháo hoa và hồi tưởng lại quãng thời gian đã qua, ta sẽ cảm nhận được Tết xưa vẫn còn đâu đó trong tim mỗi người.
Bánh chưng
Hà Nội xưa, buổi sáng sớm những ngày giáp Tết, người ta sẽ thấy các bà, các chị, các mẹ dậy sớm đãi đỗ, rửa lá dong để rồi sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng ngồi quây quần bên nhau gói bánh, luộc bánh và trò chuyện về một năm qua đã có những chuyện vui gì.
Bên nồi luộc bập bùng lửa cháy, chờ bánh sôi, tình cảm gia đình, và đôi lúc, là hàng xóm “tối lửa tắt đèn” dường như cũng trở nên “ấm” lại.
Ngày nay, với cuộc sống bộn bề, hối hả, người Hà Nội có ít thời gian để chuẩn bị cho Tết. Thế nên người ta đến siêu thị, hay những cửa hàng gia truyền có tiếng trong thành phố để đặt mua cho đỡ mất thời gian.
Những hình ảnh quây quần bên nồi bánh, vì thế, mà cũng ít đi, nhưng không phải là không có. Đây đó, vẫn còn những gia đình duy trì nếp truyền thống tốt đẹp đó. Bởi với họ, bánh chưng chỉ là thứ tượng trưng, quan trọng hơn cả là việc cả nhà được quây quần ấm áp, trò chuyện vui vẻ với nhau trong những ngày cuối năm, giáp Tết.
Ông đồ
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
Bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên chắc chắn sẽ làm người Hà Nội phải nhớ về cái Tết của những năm 80, 90. Khoảng thời gian đó, phố Hàng Bồ lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp người đến mua chữ từ các ông đồ. Sở dĩ, có cái tên là phố Hàng Bồ, bởi phố này xưa kia người ta thường bán những bồ đan bằng cót và các ông đồ viết sẵn chữ đựng vào trong đó, gọi là “bồ chữ”, ai mua lấy ra bán.
Theo thời gian, phong tục này cũng dần bị mai một. Giờ chỉ còn thấy lác đác bóng dáng những ông đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày đầu năm, khi người ta đi du xuân, mua chữ. “Những người muôn năm cũ” vẫn còn đó để lưu giữ hồn xuân xưa giữa dòng đời đã có nhiều thay đổi.
Mứt Tết
Người Hà Nội xưa có thể thiếu bất cứ thứ gì, nhưng không thể thiếu mứt để tiếp khách mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mứt là món khai vị, làm cho những cuộc gặp gỡ đầu năm thêm nhiều hương vị cảm xúc.
Hộp mứt ngày xưa bằng giấy các-tông mỏng, trang trí đơn giản. Theo thời gian, mứt được làm “công nghiệp” hơn khiến cho những con người hoài cổ cứ mải miết đi tìm một hương vị truyền thống, đậm chất Hà Thành.
Là một thương hiệu có lịch sử hơn 50 năm, Bánh mứt kẹo Hà Nội luôn trân trọng, gìn giữ và nâng niu những giá trị tinh thần xưa cũ, mang đến cho người dân Thủ đô những hương vị truyền thồng tinh túy của Tết Hà Nội xưa trong một diện mạo mới mẻ và hiện đại. Để Tết xưa luôn còn mãi trong Tết nay, để những khoảnh khắc sum vầy, gặp gỡ đầu năm thêm nhiều cảm xúc.